Ốp trần ban công gỗ nhựa
08/03/2024 - Huỳnh Như
Gỗ nhựa An Bình được biết đến là nhà phân phối các dòng sản phẩm gỗ nhựa Hwood chính hãng, chất lượng cao, là nơi cung cấp dịch vụ thi công, lắp đặt uy tín, hiệu quả. Trong suốt nhiều năm qua, An Bình dẫn đầu trong việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm, mang lại những giá trị tốt đẹp nhất. Dịch vụ thi công ốp trần ban công là một trong số các dịch vụ luôn nhận được sự ủng hộ và yêu thích bởi sự chuyên nghiệp của dịch vụ, sự hoàn hảo của công trình thành phẩm.
Chuẩn bị trước khi thi công
1. Chuẩn bị, kiểm tra các vật liệu
Vật liệu cần chuẩn bị trước khi thi công thường sẽ gồm có:
- Gỗ nhựa ốp trần ban công.
- U nhôm định hình.
- Keo chuyên dụng.
- Thước, bút chì, máy khoan,...
- Thước nivo, dây bật mực, thang đứng, máy bắn cốt laser,...
2. Xác định chính xác vị trí lắp đặt, diện tích, độ cao của trần
Trước khi thi công, cần xác định được vị trí lắp đặt. độ cao của trần. Đối với nhà mái tôn, khoảng cách tối thiểu giữa mái và trần cần đạt 1.5m, khoảng cách cần cho nhà mái bê tông là 0.5m. Để đo đạc một cách chính xác độ cao của trần, cần sử dụng thước nivo và laser sau đó cân bằng mặt trần bằng thước và dây mực.
Quy trình thi công ốp trần ban công chi tiết
Để hoàn thiện được một công trình ốp trần ban công gỗ nhựa, đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm dày dặn, sự tập trung cao độ và sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn.
Bước 1: Xử lý trần
Đầu tiên, cần làm sạch bề mặt của trần để loại bỏ đi bụi bẩn bám trên trần. Nếu tình trạng mặt trần không được tốt, cần trám và chà nhám để làm phẳng trần. Điều này sẽ đảm bảo cho công trình đạt chuẩn về vệ sinh, làm tăng độ thẩm mỹ cho công trình.
Bước 2: Lắp khung xương
Đây là công đoạn vô cùng quan trọng vì sẽ quyết định độ cân bằng, vững chắc của toàn bộ công trình. Tùy vào kiểu trần ban công mà khách hàng muốn lắp (trần cấp, trần phẳng, trần thả,...) mà sẽ xác định vị trí cố định khung xương thích hợp. Sau khi đã chọn được vị trí lắp đặt trần, khung và nẹp sẽ được cố định chặt vào tường bằng cách dùng búa đinh và máy khoan. Khi thực hiện công đoạn này, cần chú ý giữ cho khoảng cách của lỗ đinh nhỏ hơn đinh vít để đảm bảo độ chắc chắn cho phao trần.
Tiếp đến, cần tiến hành treo khung trần. Tùy thuộc vào loại chất liệu của mái nhà mà sẽ lựa chọn sử dụng dây thép chuyên dụng hay máy khoan treo. Khoảng cách giữa các xương cũng là một điểm cần chú ý khi lắp đặt, cần đảm bảo khoảng cách đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật và khuyến cáo thiết kế của kỹ thuật.
Bước 3: Cố định trần gỗ nhựa
Sau khi đã lắp hoàn chỉnh khung xương, có thể chuyển sang công đoạn tiếp theo: ghép trần nhựa vào khung vừa mới hoàn thành trước đó. Để đảm bảo tối đa độ chính xác, cần tỉ mỉ đo chiều rộng của khung, nếu tấm gỗ nhựa có kích thước lớn hơn so với khung thì cần dùng dao chuyên dụng cắt tỉa bớt phần thừa.
Sử dụng keo chuyên dụng để dính chặt các tấm gỗ nhựa lại với nhau, nếu là tấm ốp hèm khóa thì lưu ý đặt đúng chiều âm, dương của khóa. Có thể dùng đinh vít để tăng độ chắc chắn của trần.
Hình ảnh công trình ốp trần ban công gỗ nhựa.
Bước 4: Kiểm tra và vệ sinh khu vực thi công
Quá trình thi công đòi hỏi sự chú ý cẩn thận để tránh sai sót. Vì vậy, cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của công trình trước khi bàn giao cho khách hàng. Ngoài ra, cần phải vệ sinh lại bền mặt trần gỗ nhựa và khu vực xung quanh để đảm bảo khách hàng chiêm ngưỡng được trọn vẹn nhất vẻ đẹp của công trình thành phẩm.
Với những công đoạn đòi hỏi nhiều ở kinh nghiệm, mức độ tận tâm khi thi công ốp trần ban công như đã nêu trên, việc chọn đơn vị thi công là vấn đề hết sức quan trọng, quyết định chất lượng của công trình. Với nhiều năm phục vụ khách hàng, An Bình tự tin sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm dịch vụ hoàn mỹ nhất, liên hệ ngay cho chúng tôi nếu quý khách đang có nhu cầu tư vấn, đặt hàng sản phẩm và dịch vụ để được hỗ trợ chu đáo nhất!